Tiếp nối những bài viết hay tìm hiểu về ngành may mặc, hôm nay Xoăn shop sẽ mang tới cho bạn kiến thức xoay quanh vải polyester là gì? Ưu nhược điểm của vải Polyester và những ứng dụng tuyệt vời của nó trong đời sống hiện nay.
Nội Dung Bài Viết
Polyester là một loại sợi tổng hợp với thành phần cấu tạo đặc trưng là ethylene (nguồn gốc từ dầu mỏ). Quá trình hóa học tạo ra các polyester hoàn chỉnh được gọi là quá trình trùng hợp. Có bốn dạng sợi polyester cơ bản là sợi filament, xơ, sợi thô, và fiberfill.
Có thể bạn chưa biết, vào năm 1926, Công ty EI du Pont de Nemours – Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu các cao phân tử và sợi tổng hợp. Những nghiên cứu ban đầu của W.H Carothers tập trung vào sự hình thành nylon, loại sợi tổng hợp đầu tiên. Ngay sau đó, trong những năm 1939-1941, một số nhà hóa học Anh đã chú ý đến những nghiên cứu của du Pont và tiến hành các nghiên cứu của riêng họ tại các phòng thí nghiệm của Hiệp hội các nhà in ấn Calico, Ltd. Việc này đã dẫn đến sự ra đời của sợi polyester được biết đến ở Anh như Terylene.
Tiếp đó năm 1946, duPont mua bản quyền để sản xuất sợi polyester tại Mỹ. Tiếp theo, Công ty tiến hành phát triển xa hơn nữa, và trong năm 1951 Công ty đã bắt đầu thị trường hoá sợi dưới cái tên Dacron. Trong những năm sau đó, một số công ty đã rất quan tâm đến sợi polyester và tự sản xuất các dạng sản phẩm cho các ứng dụng khác nhau.
Ngày nay, có hai dạng chính của polyester là PET (polyethylene terephthalate) và PCDT (poly-1, 4-cyclohexylene-dimethylene terephthalate). PET là loại phổ biến hơn, hữu dụng, đa dạng trong các ứng dụng. Nó bền vững hơn PCDT, mặc dù PCDT dẻo hơn và đàn hồi hơn. PCDT phù hợp để làm rèm cửa và lớp bọc đồ nội thất, còn PET có thể được sử dụng độc lập hoặc phối trộn với các loại vải khác để làm cho quần áo khỏi nhăn chống bụi bẩn và không co dãn.
Dưới đây là những bước cơ bản để sản xuất ra vải Polyester:
Bước 1: Trùng hợp
Cho 2 chất dimethy terephthalate phản ứng với ethylene glycol cùng với các chất xúc tác ở mức nhiệt 150 – 210 độ C. Kết quả của phản ứng naft là monomer, tiếp tục được kết hợp với axit terephthalic và tăng mức nhiệt lên mức 280 độ C tạo thành Polyester. Polyester nóng chảy được ép thành 1 dải dài.
Bước 2: Làm Khô
Các dải polyster được làm mát đến khi giòn. Sau đó sẽ dùng máy cát tạo thành những hạt vô cùng nhỏ để đảm bảo độ bền bỏ theo thời gian.
Bước 3: Kéo sợi
Các hạt nhỏ sau khi cắt sẽ được đun nóng chảy trong nền nhiệt từ 260 – 270 độ C tạo thành loại dung dịch hơi sệt và đặt trong thùng kim loại (tên gọi khác là ổ phun sợi để đùn ép qua những lỗ nhỏ với nhiều hình dạng tròn, đa giác, ngũ giác,…)
Tùy theo kích cỡ của sợi vải mà mật độ ổ phun khác nhau. Tất cả các sợi nhỏ khi phun ra sẽ xoắn lại với nhau tạo thành những sợi đơn.
Trong quá trình kéo sợi có thể thêm nhiều hóa chất khác nhau giúp bổ sung tính năng chống tĩnh điện, chống cháy giúp vải dễ dàng nhuộm hơn.
Bước 4: Kéo căng
Sợi polyester hình thành ngày sau khi kéo sợi rất mềm nên có thể kéo giãn ra với chiều dài gấp hàng trăm lần chiều dài ban đầu.
Sau khi kéo sợi polyester sẽ thay đổi về đường kính, độ dài và độ dày. Đây cũng là bước để nhà sản xuất liên kết sợi với nhau tạo ra độ mềm hoặc cứng vải theo đúng mong muốn.
Bước 5: Cuốn sợi
Sợi polyester sau khi kéo căng sẽ được cuốn vào ống sợi lớn hoặc đóng thùng để chuyển đến khâu dệt thành vải.
Xem thêm: Boho style là gì? Biến hóa với phong cách boho hoang dại
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Hy vọng với những kiến thức mà Xoăn shop vừa chia sẻ phía trên, bạn đã có những thông tin cần thiết về chất vải Polyester là gì cũng như ứng dụng của chất vải Polyester trong đời sống hiện nay. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng mình nhé!